Sức khoẻ website – điều quan trọng mà doanh nghiệp đang bỏ qua

Sức khoẻ website – điều quan trọng mà doanh nghiệp đang bỏ qua

Sức khoẻ website là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của các chiến dịch marketing, tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào đang sử dụng website cũng nhận biết được điều đó. Vậy sức khoẻ của website là gì? Những tác động của chúng tới hoạt động marketing như thế nào? Chi tiết hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sức khoẻ website là gì?

Sức khoẻ website là trạng thái tổng thể của 1 website. Đây là trạng thái tối ưu khi mọi khía cạnh của website đều hoạt động một cách hài hòa và hiệu quả. Sức khoẻ của website không chỉ thể hiện thông qua việc website không có lỗi mà còn là nền tảng để duy trì và phát triển cũng như hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động tiếp cận với khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Hiện nay, các chuyên gia phân tích có rất nhiều chỉ số để đánh giá chất lượng của website. Tuy nhiên chắt lọc lại những yếu tố chính, quan trọng nhất phải kể tới như:

  • Thiết kế UX/UI
  • Tốc độ tải trang, hiệu năng
  • Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO)
  • Khả năng tương thích với các nền tảng
  • Độ bảo mật và an toàn

Thực trạng “khám sức khoẻ website” ở các doanh nghiệp hiện nay

Mặc dù website ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh doanh và tiếp thị, nhưng thực trạng sức khoẻ website của một số doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa được chú trọng. Nhiều doanh nghiệp chỉ xây dựng website mang tính chất hình thức mà không khai thác được tối đa những giá trị mà chúng mang lại. Từ đó vừa gây ra tình trạng lãng phí, vừa không hỗ trợ được trong vấn đề chung chuyển đổi khách hàng.

Sau khi khảo sát, nghiên cứu có thể thấy rằng hầu hết các website của doanh nghiệp hiện nay đều gặp phải các vấn đề như sau:

1. Thiếu tính chuyên nghiệp

Một số doanh nghiệp vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc có một website chuyên nghiệp, hấp dẫn và tương thích di động. Thiếu sự chuyên nghiệp trong thiết kế và giao diện của website có thể làm giảm đáng kể sự tin tưởng của khách hàng.

2. Thiếu nội dung chất lượng

Nội dung chất lượng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ website. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đầu tư đủ vào việc cung cấp nội dung chất lượng và hữu ích cho khách hàng. Nội dung quan trọng để cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ và giá trị của doanh nghiệp.

3. Chưa tối ưu hoá trên công cụ tìm kiếm (SEO)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là điều vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp hướng tới. Tuy nhiên khi khám sức khoẻ website thì có rất nhiều doanh nghiệp sở hữu website nhưng không tối ưu hoá SEO. Điều này làm cho website của họ không xuất hiện cao trên kết quả tìm kiếm và doanh nghiệp mất đi cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.

4. Tốc độ tải trang chậm

Một vấn đề phổ biến là tốc độ tải trang chậm. Người dùng ngày càng yêu cầu website tải nhanh và trôi chảy, nếu tốc độ tải trang chậm có thể làm mất mát lượt truy cập và khách hàng.

5. Không tương thích di động

Với việc người dùng ngày càng sử dụng các thiết bị di động để truy cập internet, website không tương thích di động sẽ làm mất đi khách hàng trên các thiết bị này. Tuy nhiên đây cũng là điều mà nhiều doanh nghiệp đang bỏ qua.

6. Bảo mật yếu

Bảo mật là một yếu tố quan trọng, nhưng nhiều website vẫn còn thiếu các biện pháp bảo mật cần thiết, làm cho website dễ bị tấn công và mất thông tin cá nhân của khách hàng.

Từ những vấn đề gặp phải của các website trên có thể thấy rằng dường như các doanh nghiệp đang bỏ lỡ những lợi ích vượt trội mà một website mang lại. Do đó việc khám sức khoẻ website để kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề là điều vô cùng quan trọng, cần thiết mà các doanh nghiệp không nên bỏ lỡ để tối ưu hoá chuyển đổi từ chính website mà mình đang sở hữu.

Khám sức khoẻ website dựa trên những tiêu chí nào

Khám sức khoẻ website là một trong những việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết giúp bạn đánh giá được chất lượng, sự tối ưu website của doanh nghiệp mình đã tối ưu trải nghiệm người dùng, tương thích với các nền tảng và thân thiện với SEO hay chưa. Dưới đây là các tiêu chí giúp bạn có thể đánh giá nhanh sức khoẻ website của chính doanh nghiệp mình.

1. Giao diện website

Website là một bộ mặt trực tuyến của doanh nghiệp. Một trang web có thiết kế hấp dẫn, chuyên nghiệp và thân thiện với người dùng sẽ tạo ấn tượng tích cực và gợi niềm tin đầu tiên cho khách hàng. Điều này giúp tăng thời gian người dùng ở lại trang web và khám phá thêm thông tin về doanh nghiệp.

Không chỉ vậy,  Website chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và củng cố thương hiệu của doanh nghiệp. Thiết kế, logo, màu sắc và hình ảnh trên website nên phù hợp với thông điệp và giá trị của thương hiệu, giúp tăng khả năng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu.

2. Tối ưu trải nghiệm người dùng

Sức khoẻ website được đánh giá là chất lượng nếu như chúng mang tới cho người dùng trải nghiệm tốt. Trải nghiệm người dùng sẽ bao gồm tốc độ tải trang nhanh, giao diện thân thiện, dễ dàng tìm kiếm thông tin và tương tác dễ dàng. 

Trải nghiệm tích cực này giúp người dùng hài lòng và đồng thời tạo điều kiện tốt để họ thực hiện hành động mua hàng hoặc tương tác với doanh nghiệp.

3. SEO và xếp hạng trên công cụ tìm kiếm

Chất lượng website đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Website được tối ưu hóa cho SEO sẽ có khả năng xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google. Điều này giúp tăng lượt truy cập tự nhiên và tiềm năng thu hút khách hàng mới.

4. Tương thích trên các thiết bị di động

Sức khoẻ website tốt đòi hỏi phải có thiết kế tương thích với các thiết bị di động. Ngày nay, số lượng người dùng truy cập web thông qua điện thoại di động ngày càng tăng, và việc có một website tương thích di động sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng và tăng cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng mới.

5. Khả năng bảo mật

Khả năng bảo mật cũng là yếu tố không thể bỏ qua khi đánh giá sức khoẻ của website. Một website được bảo mật tốt giúp bảo vệ thông tin khách hàng, đáp ứng yêu cầu pháp luật, ngăn chặn các cuộc tấn công từ hacker, tạo lòng tin và uy tín cho khách hàng và đảm bảo hoạt động ổn định và bền vững của doanh nghiệp trên mạng.

Dịch vụ “khám sức khoẻ” website MIỄN PHÍ tại BEIT

Là một trong những đơn vị đồng hành, phát triển website cùng các doanh nghiệp BEIT nhận thấy rằng việc khám sức khoẻ website là điều vô cùng quan trọng để nâng cao giá trị thương hiệu, khẳng định vị thế cũng như tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên các doanh nghiệp hiện nay chưa có đủ nguồn lực để thực hiện điều đó. 

Nhận thấy được điều này, BEIT đã mang tới cho khách hàng dịch vụ Khám sức khoẻ website hoàn toàn miễn phí. Với những ưu điểm vượt trội như:

  • Quy trình chuyên nghiệp: Các bước đánh giá website của BEIT được thực hiện chuyên nghiệp, đầy đủ từ đánh giá tổng quan dựa trên các yếu tố: giao diện, tốc độ tải trang, khả năng tối ưu SEO, độ thân thiện với di động sau đó đi sâu vào phát hiện các lỗi đang tồn tại. Từ đó giúp doanh nghiệp thấy được các vấn đề mà website bên mình gặp phải. 
  • Đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm: Sở hữu đội ngũ nhân viên chất lượng có nhiều năm kinh nghiệm, BEIT tự tin giúp đánh giá đúng thực trạng website, đồng thời tư vấn các giải pháp phù hợp nhất để khắc phục tối đa các vấn đề. Từ đó giúp website đảm bảo chất lượng và mang lại giá trị vượt trội.

Trên đây là tổng hợp chi tiết các thông tin liên quan tới sức khoẻ website. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ vô cùng hữu ích giúp các doanh nghiệp có thể đánh giá được tình trạng sức khoẻ của website hiện tại. Nếu cần đơn vị tư vấn chuyên nghiệp và hoàn toàn miễn phí hãy liên hệ ngay tới BEIT để được hỗ trợ tốt nhất.

Xem thêm các dịch vụ của BEIT tại đây

Bài viết liên quan

2024.06.11
Hướng dẫn về Elementor: Cách quản lý trang WordPress Elementor

Mục lục1 1. Khám phá các tùy chọn Elementor1.1 Cài đặt phần tử1.2 Những Widget nào được bao gồm?2 2. […]

2024.06.01
BEIT hướng dẫn cách bán hàng trên Shopify trong 7 bước đơn giản

Học cách bán hàng trên nền tảng thân thiện với người mới bắt đầu của Shopify dễ dàng đến mức […]

2024.03.18
Xử lý hình ảnh trí tuệ nhân tạo AI là gì? – Mẹo, Công cụ & Trường hợp sử dụng

Công nghệ AI vẫn còn tồn tại và đang ghi dấu ấn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ […]

2024.03.17
Cách kiểm tra và cập nhật lên phiên bản WordPress mới nhất

Bạn đang tự hỏi liệu trang web của bạn có đang sử dụng phiên bản WordPress mới nhất không? Với […]

2024.03.14
BEIT xây dựng hệ thống website cho hệ thống phòng khám Y học cổ truyền

benhvienchamcuu-yhctvn.com được xây dựng bởi BEIT. Chúng tôi luôn mong muốn tạo niểm tin cho khách hàng. benhvienchamcuu-yhctvn.com chuyên về […]

2023.12.10
Website của bạn có thể đứng ở vị số 1 mãi mãi ở Google không?

Khi bạn đang xây dựng doanh nghiệp của mình và xây dựng sự hiện diện trực tuyến, bạn có một […]